Những lợi ích to lớn của mô hình khu công nghiệp – dịch vụ

Những lợi ích to lớn của mô hình khu công nghiệp – dịch vụ

03/03/2021 0 Phạm Việt 300
6 phút, 23 giây để đọc.

Theo nhận định của các chuyên gia với các quốc gia xuất khẩu như Việt Nam thì mô hình khu công nghiệp – dịch vụ là đặc biệt thích hợp và đã được vận hành từ khá lâu ở nhiều nước phát triển. Những lợi ích to lớn của mô hình khu công nghiệp – dịch vụ sẽ giúp giải quyết nhiều vấn đề hiện nay.

Kinh nghiệm ở các nước trên thế giới

Mô hình khu công nghiệp – dịch vụ đã được áp dụng phổ biến ở các thành phố loại 2, 3 tại Trung Quốc. Và theo quan sát thì phần lớn các KCN truyền thống là nơi phát triển hiệu quả nhất mô hình này.

Ở Việt Nam thời điểm năm 2021; được giới chuyên môn đánh giá là thời điểm với nhiều lợi thế vượt trội; thuận lợi để chuyển đổi theo mô hình này.

Nghị định 82/2018/NĐ-CP về quản lý KCN và khu kinh tế được xây dựng trên cơ sở nhiều năm phát triển KCN; chính thức có hiệu lực đã có sự tác động đặc biệt đến sự phát triển của mô hình này.

Khu công nghiệp – dịch vụ từ “lăng kính” của cơ quan quản lý

Tiền đề quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội đó là kết cấu hạ tầng phát triển; nó vừa là điều kiện cũng là cơ hội cho sự phát triển của bất động sản. Bởi vậy đây là nội dung luôn được đặt ở vị trí trọng tâm trong các chủ trương, đường lối phát triển của Đảng, Nhà nước; và là lĩnh vực được ưu tiên sử dụng ngân sách nhà nước; từ đó mà yêu cầu đặt ra là xây dựng kết cấu hạ tầng hiện đại, theo kịp đà phát triển của xã hội.

Một khu vực đồng bộ về kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội; sẽ được tạo ra từ mô hình KCN – dịch vụ. Mô hình này sẽ thu hút không chỉ giới hạn trong các thủ tục hành chính mà còn là sự quan tâm; hỗ trợ đặc biệt từ phía các cơ quan quản lý. Với đặc điểm là một mô hình được hình thành mang xu hướng tự nhiên.

Những lợi ích to lớn của mô hình khu công nghiệp – dịch vụ

Mô hình khu công nghiệp – dịch vụ được đánh giá là khu vực đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội

Động lực ổn định, phát triển xã hội

Các KCN – dịch vụ tiếp tục có động lực để nâng cao hiệu quả hoạt động; chính áp lực từ “sự quan tâm” đặc biệt từ nhiều phía này. Một số lượng lớn lao động địa phương và các tỉnh lân cận được tác động theo hướng tích cực; cụ thể là từ sự gia tăng mức thu nhập của mô hình này. Tại các địa phương mô hình này giải quyết các vấn đề xã hội; góp phần thay đổi cơ cấu sản xuất và thúc đẩy quá trình đô thị hóa.

Xung quanh các KCN, không chỉ hút người lao động tại KCN; mà còn kéo một số lượng lớn người dân địa phương về sinh sống và làm việc. Giới chuyên môn đánh giá hiện tượng này như “thỏi nam châm” nhờ vào việc xây dựng khu dịch vụ kế cận trong KCN. Các nhà quản lý “giãn dân” một cách tự nhiên nhờ vào mô hình tiên tiến này; một số khu vực tại địa phương đã được góp phần tác động giải bài toán mật độ dân số quá cao. Mô hình này hứa hẹn sẽ tiếp tục được “nhân giống” và cải tiến trên diện rộng; khi kết quả đã được thực tế kiểm chứng và mang lại hiệu quả thiết thực.

Những lợi ích to lớn của mô hình khu công nghiệp – dịch vụ

Mô hình này như một thỏi nam châm thu hút một lượng lớn người lao động đến sinh sống và làm việc

Chủ đầu tư và doanh nghiệp chớp thời cơ

Thực chất, mô hình khu dịch vụ công nghiệp đã hình thành tại Việt Nam từ hơn 10 năm trước; tiêu biểu là KCN VSIP Bình Dương, Bắc Ninh. Tuy nhiên, tại thời điểm đó; chưa có nhiều chủ đầu tư nhìn thấy được “con đường dài” của loại hình này. Chỉ khi “bất động sản công nghiệp” trở thành cụm từ được tìm kiếm; và quan tâm nhiều nhất trên mọi phương tiện truyền thông; trong thời gian gần đây thì những tiềm năng của “khu sinh thái” công nghiệp; hay tổ hợp dịch vụ kế cận KCN; mới được các nhà đầu tư nhìn nhận với đúng những giá trị của nó.

Khi quỹ đất ngày một hạn hẹp, việc quy hoạch và phát triển  KCN – dịch vụ chính là “điểm mở”; từ chính sách giúp các nhà đầu tư có thêm cơ hội sở hữu quỹ đất. Với khả năng tài chính tốt cùng cơ sở hạ tầng đồng bộ; bất động sản thương mại dịch vụ KCN hứa hẹn tạo nên giá trị gia tăng cho chủ đầu tư; làm tăng cường sức hấp dẫn cho sản phẩm hàng hóa đặc thù của KCN.

Những lợi ích to lớn của mô hình khu công nghiệp – dịch vụ

Bất động sản thương mại dịch vụ khu công nghiệp hứa hẹn tạo nên giá trị gia tăng cho chủ đầu tư

Những bước đi đầu tiên

Tập đoàn Khoa học Kỹ thuật Hồng Hải (Foxconn) cho biết đang nghiên cứu và đề xuất đầu tư xây 3 dự án nhà ở xã hội cạnh các khu công nghiệp có lao động của tập đoàn. Đồng thời, phương án này cũng đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho việc tuyển dụng lao động đang thiếu trầm trọng cho các doanh nghiệp FDI trong khu công nghiệp.

Theo đó, Foxconn dự tính đầu tư xây 3 dự án nhà ở xã hội tại Bắc Ninh, Bắc Giang và Vĩnh Phúc. Trong đó, dự án tại huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có quy mô lớn nhất với 16,7 ha; vốn đầu tư 3.422 tỷ đồng (khoảng 150 triệu USD). Hai dự án còn lại ở huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có quy mô 6,3 ha; vốn đầu tư 2.925 tỷ đồng (hơn 125 triệu USD) và ở Vĩnh Phúc có quy mô 9,9 ha, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Triển vọng trong năm 2021

Năm 2021, sứ mệnh “khai sinh” thêm các khu vực công nghiệp; dịch vụ với môi trường sinh sống, làm việc hiện đại, đầy đủ tiện nghi; hướng tới phát triển thành các thành phố công nghiệp; đô thị thông minh đạt tiêu chuẩn quốc tế tiếp tục “đặt lên vai” các chủ đầu tư có bản lĩnh và đủ tầm nhìn.

Song song với lợi ích kinh tế, vấn đề quan trọng là làm sao để gắn liền việc phát triển KCN dịch vụ; với yêu cầu giải quyết vấn đề nhà ở, công trình văn hóa; thể thao và các tiện ích xã hội khác; nhằm đảm bảo cuộc sống của công nhân trong KCN, từ đó phát triển KCN theo hướng bền vững.

Do vậy, để đồng thời thực hiện cả hai điều này; ngoài yếu tố không thể không nhắc tới là tính chất kết nối tốt và khả năng lôi kéo dân cư của chính KCN. Ngoài ra còn cần sự hỗ trợ về cơ chế, chính sách từ phía các cơ quan quản lý; đặc biệt liên quan đến quy hoạch tổng thể địa phương.

Theo baodautu.vn