Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

08/02/2021 0 Đào Dũng 729
6 phút, 45 giây để đọc.

Vấn đề dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đang ngày càng được các bậc phụ huynh quan tâm. Trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 5 có nhu cầu tăng trưởnh, phát triển cao và trí tuệ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi.

Chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em dưới 1 tuổi là một vấn đề quan trọng. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở độ tuổi này khá cao. Nhưng hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Ngoài ra, việc nuôi dạy con cái bị cản trở bởi hệ thống miễn dịch suy yếu; làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Tốc độ tăng trưởng của trẻ dưới 1 tuổi thường khá cao. Tăng cân trung bình 1. 000 g/tháng trong 3 tháng đầu, 500 g/tháng trong 3 tháng tiếp theo và xấp xỉ 300 g/tháng trong 6 tháng còn lại. Đến khi trẻ được 1 tuổi; trẻ phát triển tốt có thể nặng gấp 3 lần trẻ sơ sinh.

Chiều cao trung bình của trẻ tăng 3 cm/tháng trong 3 tháng đầu; tăng 2 cm/tháng trong 3 tháng tiếp theo và khoảng 1 cm/tháng trong 6 tháng tiếp theo. Trẻ sinh năm đầu cao gấp 1,5 lần lúc mới sinh. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cần đảm bảo cung cấp đủ năng lượng phục vụ cho các quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể; hoạt động thể chất hằng ngày và sự tăng trưởng của cơ thể. Trong đó, năng lượng cần thiết cho sự trao đổi chất bên trong cơ thể chiếm hơn 50%.

Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

Trẻ em dưới 1 tuổi cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh

Dưỡng chất cần thiết

Bên cạnh việc đảm bảo cung cấp đủ năng lượng; chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi cũng cần bao gồm đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết, bao gồm:

Chất đạm

Chất đạm(protein): cần thiết cho sự tăng trưởng của cơ; xương, và các mô trong cơ thể. Thực phẩm giàu protein nên được bổ sung cho trẻ là sữa; thịt, trứng. Đối với những trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi, bú sữa mẹ hoàn toàn được chứng minh cung cấp đủ protein cho trẻ.

Chất béo(lipid):

Là nguồn dưỡng chất sản sinh năng lượng quan trọng nhất cho trẻ. Ngoài ra, nhóm chất béo còn là dung môi đóng vai trò hỗ trợ cho việc hấp thu một số dưỡng chất khác như vitamin A, vitamin D; vitamin E và vitamin K. Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất béo dồi dào; đặc biệt là những axit béo chuỗi dài mạch kép cần cho sự phát triển của não bộ. Khi bắt đầu ăn dặm; trẻ cần được bổ sung thêm các thực phẩm giàu lipid vì lúc này trẻ sẽ bú mẹ ít hơn hoặc ngừng hẳn.

Chất bột đường(glucid)

Sữa mẹ cung cấp lactose; một loại chất bột đường dễ hấp thu đối với cơ thể trẻ. Nhu cầu chất bột đường sẽ tăng nhiều hơn theo lứa tuổi và nên được cung cấp từ các nguồn thực phẩm đa dạng khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Vitamin và khoáng chất

Sữa mẹ là nguồn cung cấp đủ các vitamin tan trong nước; bao gồm vitamin C và các vitamin nhóm B. Tuy nhiên; các loại vitamin tan trong dầu như vitamin A và vitamin D cần được bổ sung thêm bằng cách khác. Vitamin A được dự trữ tại gan ngay từ khi trẻ sinh ra; phụ thuộc vào dinh dưỡng của người mẹ trong thời kỳ mang thai. Vitamin D có hàm lượng rất thấp trong sữa mẹ nên cần được bổ sung ngay trong tuần tuổi đầu tiên với lượng khoảng 200 UI mỗi ngày.

Canxi, sắt, kẽm là nhóm các khoáng chất không được bỏ qua đối với nhóm trẻ dưới một tuổi. Canxi hỗ trợ cho sự phát triển của răng và xương; được cung cấp chủ yếu từ sữa mẹ trong các tháng đầu tiên. Sắt cần thiết để tạo máu; tuy nhiên một trẻ được sinh ra bình thường sẽ có nguồn dự trữ sắt đủ trong 3 tháng đầu đời. Kẽm có nhiệm vụ trong việc tăng trưởng; tạo cảm giác ngon miệng và sự phát triển hệ miễn dịch của cơ thể trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi

Trẻ trong độ tuổi từ 1 đến 5 có những thay đổi khác biệt so với trẻ dưới 1 tuổi. Sự phát triển thể chất và trí tuệ diễn ra với tốc độ chậm lại nhưng trải qua các cột mốc quan trọng. Chế độ dinh dưỡng đã được chứng minh đóng một vai trò quyết định cho sự phát triển trong những năm đầu tiên của trẻ.

Trẻ 1-3 tuổi

Trẻ từ 1 – 3 tuổi bắt đầu tập đi, đứng; tập nói nên sự tiêu hao năng lượng sẽ tăng lên so với những trẻ dưới 1 tuổi. Hệ tiêu hóa của trẻ trong độ tuổi này cũng dần được hoàn thiện. Nhu cầu năng lượng trung bình khoảng 1300 kcal mỗi ngày. Tương tự như người lớn; trẻ em cũng cần được bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng bao gồm protein; lipid, glucid, vitamin và chất khoáng. Thức ăn của trẻ của từ 1 đến 3 tuổi nên được chế biến mềm; đa dạng hóa dần các loại thức ăn để tránh gây sự nhàm chán cho trẻ. Lưu ý cung cấp đủ nước cho trẻ.

Trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu đi tham gia vào các lớp mầm non. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mầm non nên được lưu ý vì tốc độ phát triển trong giai đoạn này vẫn còn nhanh. Cân nặng tăng trung bình 2kg mỗi năm và chiều cao tăng khoảng 7cm mỗi năm. Trẻ mầm non có tần suất và cường độ hoạt động thể lực nhiều hơn nên nhu cầu năng lượng cũng cao hơn; khoảng 1600 kcal mỗi ngày.

Protein; lipid và glucid nên được bổ sung một cách cân bằng; ưu tiên nguồn protein từ các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Luyện tập và hình thành thói quen ăn uống và khoa học là việc cần thực hiện ở lứa tuổi này.

Nếu trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa; hấp thu kém, trẻ bị suy dinh dưỡng; cha mẹ nên đưa bé đến các cơ sở Y tế gần nhà hoặc chuyên khoa Nhi – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia; bác sĩ giàu chuyên môn.

Khi thực hiện quy trình thăm khám tại Vinmec, khách hàng sẽ được đón tiếp và sử dụng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc hiện đại đi kèm với các dịch vụ y tế chất lượng cao. Do đó, cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn bệnh viện là nơi thăm khám cho con khi có các các vấn đề về sức khỏe.

Những điều cần biết về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em dưới 5 tuổi

Nên bổ sung cho trẻ đa dạng các nhóm thức ăn để đáp ứng đủ các chất dinh dưỡng và đậm độ năng lượng

Một số lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho trẻ em 5 tuổi

-Không nên cho bé ăn quá nhiều thực phẩm giàu đường và tinh bột. Những loại thực phẩm này có thể khiến bé sâu răng, tăng cân không kiểm soát nguy cơ dẫn đến béo phì

-Hạn chế các loại thức ăn nhanh như: gà rán, xúc xích, khoai tây chiên. Thêm vào đó, rèn cho bé chế độ ăn nhiều chất xơ bằng rau xanh

-Hạn chế các loại đồ uống có ga, có cồn

-Đảm bảo bé uống đủ nước: 2 lít nước/ngày/.

Nguồn: Vinmec.com