Nghiên cứu và phát triển vật liệu nano có thể biến đổi hình dạng

Nghiên cứu và phát triển vật liệu nano có thể biến đổi hình dạng

23/02/2021 0 Hồng Thơm 233
4 phút, 16 giây để đọc.

Đại học Emory ở Mỹ đã chế tạo ra một loại vật liệu nano mới mà có thể biến đổi hình dạng; và còn thể hiện được tiềm năng ứng dụng lớn trong lĩnh vực y sinh.

Trên báo cáo trong Tạp chí của Hiệp hội Hóa học Mỹ, thì các nhà nghiên cứu đã mô tả vật liệu mới này được chế tạo từ collagen tổng hợp; và nó mỏng hơn 10.000 lần chiều rộng của sợi tóc. Ngoài ra, còn có khả năng chuyển đổi qua lại giữa dạng tấm phẳng và hình ống.

Collagen là protein có cấu trúc chính trong các sợi mô liên kết của cơ thể; ví dụ như sụn, xương, gân, dây chằng và da. Ngoài ra nó cũng tồn tại nhiều trong mạch máu, ruột, cơ bắp và một số bộ phận khác. Chính điều này đã làm cho vật liệu mới này có tính tương hợp sinh học về mặt bản chất.

“Trước nay, chưa từng có một ai có thể tạo ra vật liệu nano từ collagen; với các đặc tính có thể thay đổi hình dạng. Nhưng vật liệu mới này có thể làm được điều đó một cách hết sức đơn giản; và còn có kiểm soát nó bằng cách thay đổi độ pH và nồng độ axit trong môi trường của bản thân nó”; Giáo sư hóa học phân tử Vincent Conticello của Đại học Emory, ông cũng chính tác giả của cuộc nghiên cứu này, cho biết.

Vật liệu nano sau khi cuộn lại thành dạng ống

Vật liệu nano sau khi cuộn lại thành dạng ống

Phát triển collagen tổng hợp cho ứng dụng trong y sinh

Phòng thí nghiệm của Conticello là một trong số ít các phòng thí nghiệm trên khắp thế giới; tập trung phát triển collagen tổng hợp; cho ứng dụng trong y sinh và công nghệ phức tạp khác. Các vật liệu sinh học tổng hợp như vậy có thể được kiểm soát theo những cách mà collagen tự nhiên không thể.

Protein collagen tự nhiên bao gồm một chuỗi xoắn ba sợi quấn quanh nhau như “bện dây”. Các sợi này không linh hoạt, cứng như bút chì và kết hợp chặt chẽ với nhau trong một mảng kết tinh.

Conticello cùng các cộng sự đã làm việc trong nhiều năm để tạo ra các tấm collagen phẳng. “Mỗi tấm là một tinh thể lớn có hai mặt. Cách các peptide (chuỗi axit amin) tạo nên nó giống như một đống bút chì được bó lại với nhau; trong đó một nửa có đầu bút hướng lên trên và nửa còn lại có đầu tẩy hướng lên trên”, Conticello giải thích.

Nhóm nghiên cứu đã cố gắng tinh chỉnh các tấm collagen để mỗi mặt chỉ giới hạn ở một chức năng. Mục tiêu cuối cùng là để chúng tương thích với thiết bị y tế; bằng cách làm cho một mặt tương thích với thiết bị; và mặt còn lại tương thích với các protein chức năng trong cơ thể.

Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được họ có thể điều chỉnh các tấm ở cấp độ phân tử

Tuy nhiên, khi Conticello cùng các cộng sự thiết kế các bề mặt riêng biệt này thành những tấm collagen đơn lẻ; họ rất ngạc nhiên khi phát hiện nó khiến các tấm cuộn lại thành hình ống. Quá trình biến đổi hình dạng này thậm chí có thể đảo ngược bằng cách thay đổi độ PH của dung dịch. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh được họ có thể điều chỉnh các tấm ở cấp độ phân tử; thông qua thiết kế để thay đổi hình dạng với độ PH cụ thể.

Vật liệu nano ở dạng tấm (trái) và dạng cuộn (phải) nhìn dưới kính hiển vi

Vật liệu nano ở dạng tấm (trái) và dạng cuộn (phải) nhìn dưới kính hiển vi

Khám phá mới cho thấy tiềm năng lớn cho các ứng dụng y sinh như phân phối thuốc và kỹ thuật mô. Ví dụ, các nhà khoa học có thể tìm cách đưa thuốc vào ống collagen; trong điều kiện phòng thí nghiệm có kiểm soát, sau đó đưa vào trong cơ thể người. Trong môi trường pH của tế bào người, các ống collagen sẽ mở ra và giải phóng thuốc.

Xin cấp bằng sáng chế tạm thời cho vật liệu mới

Conticello mô tả việc phát triển vật liệu nano biến đổi hình dạng tại Emory là “một sự tình cờ và có yếu tố may mắn”. Văn phòng Chuyển giao Công nghệ Emory đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế tạm thời cho vật liệu mới. Công trình nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ; Viện Y tế Quốc gia Mỹ và Quỹ Khoa học Quốc gia Thụy Sĩ.

Vậy là bạn đã có thêm nhiều thông tin về chủ đề Nghiên cứu và phát triển vật liệu nano có thể biến đổi hình dạng rồi nhé. Chúng tôi tin rằng bạn đã có nhiều kiến thức khoa học hữu ích rồi

Nguồn: khoahoc.tv