Nhận diện bằng mạch máu có tính bảo mật cao hơn nhận diện khuôn mặt

Nhận diện bằng mạch máu có tính bảo mật cao hơn nhận diện khuôn mặt

23/02/2021 0 Hồng Thơm 244
3 phút, 25 giây để đọc.

Một nhóm các nhà nghiên cứu gần đây đã tuyên bố rằng, họ có thể nhận diện được một người thông qua mạch máu; được hiển thị trên mu bàn tay của bản thân người đó. Hầu như những công ty phát triển về lĩnh vực công nghệ nhận dạng con người; đều rất tập trung vào việc nhận dạng khuôn mặt. Nhưng nhóm các nhà khoa học này đã chọn một cách độc đáo hơn. Thay vì nhận diện khuôn mặt, thì họ phát triển công nghệ nhận diện thông qua mạch máu trên mu bàn tay.

Thêm vào đó, kiểu dáng mạch máu trên mu bàn tay của mỗi người; có thể biến thành một công cụ nhận diện mới có độ an toàn cao hơn nhận diện khuôn mặt, mống mắt và cả dấu vân tay.

Việc nhận diện sinh trắc học đang dần trở nên phổ biến hơn trong những năm gần đây; nhằm nâng cao tính an toàn và độ bảo mật. CNN hôm 16/2/2021 đã đưa tin, công nghệ nhận diện bằng khuôn mặt đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi; từ sân bay cho đến sở cảnh sát, thậm chí là cả trong hộp đêm. Ngoài ra, phương pháp nhận diện bằng mống mắt, dấu vân tay và giọng nói cũng  đã được phổ biến rộng rãi.

Mạch máu trên mu bàn tay có thể trở thành công cụ nhận diện an toàn

Mạch máu trên mu bàn tay có thể trở thành công cụ nhận diện an toàn

Điểm yếu của một số phương pháp sinh trắc học

Tuy nhiên, một số phương pháp sinh trắc học có điểm yếu dễ thấy. Dấu vân tay có thể thu thập từ bề mặt mà một người vừa chạm vào để sao chép và tạo dấu vân tay giả; công nghệ nhận diện khuôn mặt đôi khi bị đánh lừa bằng cách dùng ảnh chụp trên mạng xã hội; kính áp tròng có thể đối phó với công nghệ mống mắt; theo Syed Shah, nhà nghiên cứu tại Trường Kỹ thuật và Khoa học Máy tính thuộc Đại học New South Wales.

“Các mạch máu nằm dưới da nên không để lại vết như dấu vân tay; cũng không sẵn có trên mạng xã hội như ảnh chụp khuôn mặt và cũng không thể lén lút lấy mẫu như mống mắt. Vì vậy, chúng tôi tin rằng phương pháp nhận diện bằng mạch máu sẽ khó qua mặt hơn”, Shah giải thích.

Sử dụng camera chiều sâu Intel RealSense D415 Depth; nhóm nghiên cứu chụp 17.500 bức ảnh của 35 người tham gia. Những người này sẽ nắm tay lại, để lộ kiểu dáng mạch máu của bàn tay. Tiếp theo, nhóm chuyên gia dùng trí tuệ nhân tạo (AI); để tách lấy các đặc điểm riêng biệt từ những mẫu hình này. Chúng có thể giúp nhận diện một cá nhân với độ chính xác hơn 99%; với nhóm 35 người tham gia.

Chia sẻ của ông Shah

Công nghệ nhận diện bằng mạch máu đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn nhưng tahy vào đó tính bảo mật rất cao

Công nghệ nhận diện bằng mạch máu đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn nhưng tahy vào đó tính bảo mật rất cao

“Đặc biệt, việc lấy mẫu mạch máu đòi hỏi phải nắm tay; gây khó khăn khi đối phương muốn lấy mẫu một cách lén lút”, Shah nói thêm. Ông cho biết, ý tưởng dùng mạch máu để nhận diện không mới; nhưng thường đòi hỏi công nghệ phức tạp. Trong khi đó, ông và các đồng nghiệp chỉ sử dụng camera 3D sẵn có.

Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí IET Biometrics. Nhóm nghiên cứu cho biết, công nghệ nhận diện bằng mạch máu; có thể dùng để xác thực trên các thiết bị cá nhân như máy tính xách tay và điện thoại di động.

Vậy là bạn đã có thêm nhiều thông tin về chủ đề Công nghệ nhận diện bằng mạch máu rồi nhé. Chúng tôi tin rằng bạn đã có thêm nhiều kiến thức khoa học hữu ích rồi đấy nhé.

Nguồn: wiki.vnexplorer.net