Chăm sóc sức khỏe da đầu hàng ngày, mái tóc óng mượt

Chăm sóc sức khỏe da đầu hàng ngày, mái tóc óng mượt

04/03/2021 0 Trọng Hiếu 289
3 phút, 15 giây để đọc.

Việc mất tế bào da từ da đầu là một phần bình thường trong chu kỳ sống của tế bào da. Tuy nhiên, da đầu bong tróc quá nhiều hay còn gọi là gàu là một vấn đề thẩm mỹ phổ biến mà hàng triệu người gặp phải. Gàu không lây và thường không phải là một vấn đề nghiêm trọng. Một số trường hợp bị gàu quá nhiều kèm theo ngứa dữ dội và các mảng da bong tróc trên mặt hoặc các nơi khác thực chất là một dạng của bệnh chàm hay được gọi là chàm tiết bã. 

Tại sao lại bị gàu?

Gàu được cho là có liên quan đến một loại nấm được gọi là malassezia (trước đây được gọi là nấm hương) sống trên da đầu của hầu hết mọi người. Trong một số trường hợp, nấm phát triển quá mức dẫn đến tình trạng da bong tróc đặc trưng của gàu.

Lý do cho sự phát triển quá mức của nấm không rõ ràng nhưng có thể liên quan đến việc tăng sản xuất dầu, thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, rối loạn thần kinh như bệnh Parkinson, phục hồi sau các bệnh mãn tính như đột quỵ hoặc đau tim, ức chế hệ thống miễn dịch và gội đầu không thường xuyên . Cũng có một số bằng chứng cho thấy gàu có thể xuất hiện trong các gia đình. Da đầu bong tróc cũng có thể do bệnh vẩy nến hoặc các bệnh da khác hoặc nhiễm trùng.

Viêm da tiết bã là gì?

Bệnh có rất nhiều tên gọi khác nhau như: viêm da tiết bã, chàm tiết bã, viêm da tiết bã nhờn, viêm da dầu, “cứt trâu” (đối với trẻ em)…

Bệnh viêm da tiết bã khiến cho da bị tổn thương bởi dát đỏ, trên có vảy da khô ở vùng da tiết nhiều dầu như da đầu, da mặt, phần trên của thân mình.

Những ai dễ mắc bệnh viêm da tiết bã?

Bệnh viêm da tiết bã thường xuất hiện ở 2 đối tượng:

– Trẻ nhỏ: Ở độ tuổi này, viêm da tiết bã ở dạng mảng hồng ban hơi vàng với vảy bã, có thể rất dày và dính. Các mảng rải rác hoặc riêng rẽ trên mặt và ngực. Thương tổn lan tỏa ở da đầu và vùng tã lót.

Viêm bả tiết da đầu

– Người lớn (chủ yếu từ 30 đến 60 tuổi): Ở độ tuổi này, viêm da tiết bã có thể ở dạng viêm da đầu nhẹ. Viêm mi mắt, viêm da dầu dạng vảy phấn. Viêm da dầu tại nếp gấp, viêm nang lông do nấm malassezia furfur, đỏ da toàn thân tróc vảy.

Nguyên nhân bệnh viêm da tiết bã

Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy viêm da tiết bã. Do tương tác của nhiều yếu tố như:

– Tính di truyền, trong gia đình nếu có người thân mắc bệnh hoặc gần nhất là bố mẹ. Thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị mắc bệnh.

Da đầu bị nấm

– Tuyến bã hoạt động quá mức.

– Do nấm malassezia furfur. Đây là loại nấm ký sinh tìm thấy trên da người. Chúng phát triển ở những vùng da nhờn nhiều. Gây giảm chức năng miễn dịch cho da, gây ra các phản ứng viêm cho da. Làm hình thành các vảy ngứa trên da.

– Căng thẳng, mệt mỏi, thay đổi môi trường sống, thời tiết khắc nghiệt, thay đổi nội tiết tố. Dinh dưỡng không hợp lý.

– Cơ địa nhạy cảm của người bệnh

Đối với trường hợp nhẹ, bạn có thể điều trị bằng cách dùng loại dầu gội trị gàu phù hợp với da đầu. Trường hợp nặng: ngứa, rát đỏ, tróc vảy. Bạn cần phải sử dụng thêm các loại thuốc bôi và thuốc uống mới có thể kiểm soát được bệnh

Nguồn: Suckhoedoisong.vn