Ảnh hưởng của trời nắng nóng đối với sức khỏe

Ảnh hưởng của trời nắng nóng đối với sức khỏe

22/02/2021 0 Đào Dũng 691
4 phút, 51 giây để đọc.

Thời tiết nắng nóng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe cơ thể. Muốn chữa khỏi, phải ‘bắt’ được bệnh. Cùng tìm hiểu các bệnh liên quan đến trời nắng nóng để có những biện pháp phòng tránh

Khi trời nóng, cơ thể của bạn có thể dễ bị mệt mỏi; say nắng, thậm chí ngất xỉu. Không chỉ vậy; thời tiết nắng nóng còn khiến cơ thể khó chịu và có thể mất ngủ vào ban đêm. Mỗi người sẽ chịu ảnh hưởng khác nhau bởi thời tiết nóng. Vậy làm thế nào để đối phó với tình huống này?

Ai là người có nguy cơ bị nắng nóng cao nhất Hầu hết mọi người đều cảm thấy khó chịu khi ra ngoài trời nắng nóng. Tuy nhiên, một số người không chỉ không khỏe mà còn có nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

– Người cao tuổi (75 tuổi trở lên);

– Trẻ sơ sinh và trẻ em;

– Người có tiền sử bệnh tật lâu năm (bệnh tim, bệnh hô hấp, tiểu đường hoặc hội chứng chuyển hóa);Người mắc bệnh béo phì;

– Người đang uống thuốc;

– Người sống cách biệt với xã hội;

– Những người làm việc ngoài trời hay trong những khu vực nóng và môi trường làm việc không thoáng khí;

– Người tham gia vào các hoạt động nặng; tiêu hao nhiều năng lượng dưới thời tiết oi bức;

– Người khó thích nghi với sự thay đổi thời tiết (khách du lịch nước ngoài).

Ảnh hưởng của trời nắng nóng đối với sức khỏe

Say nắng

Những căn bệnh liên quan đến thay đổi thời tiết bạn cần lưu ý

Phát ban nhiệt

Phát ban nhiệt, hay còn gọi là nhiệt gai, là hiện tượng phát ban do dị ứng thời tiết. Tình trạng này có thể gây ngứa và đau đớn. Nguyên nhân dẫn đến phát ban nhiệt là do cơ thể đổ mồ hôi quá nhiều trong thời tiết nóng ẩm và triệu chứng này đặc biệt ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Triệu chứng của phát ban nhiệt bao gồm: xuất hiện các mụn nhọt hoặc mụn nước nhỏ; đặc biệt là ở cổ hoặc trên ngực; hoặc nó có xu hướng nổi nhiều ở phần háng; khuỷu tay và dưới ngực.

Mất nước

Đây là hiện tượng xảy ra khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước để có thể duy trì cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể vào ngày nắng nóng oi bức. Các triệu chứng thường gặp là chóng mặt; mệt mỏi, khó chịu, khát, nước tiểu màu vàng đậm, chán ăn, ngất.

Kiệt sức do nắng nóng

Ảnh hưởng của trời nắng nóng đối với sức khỏe

Kiệt sức do nắng nóng

Đây là phản ứng khi cơ thể bị mất lượng nước lớn và muối khoáng vì đổ mồ hôi quá nhiều. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, da nhợt nhạt; nhịp tim nhanh và yếu, thở nhanh và cạn, yếu cơ hoặc chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt; nhức đầu, buồn nôn hoặc nôn, ngất xỉu khi ở trong tình trạng kiệt sức do nắng nóng.

Đột quỵ do sốc nhiệt

Hiện tượng này xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 40,5oC). Đột quỵ do sốc nhiệt là căn bệnh nguy hiểm; có thể gây nguy hại đến tính mạng trong vài tình huống khẩn cấp. Đối với nạn nhân bị đột quỵ do sốc nhiệt thì khâu sơ cứu quan trọng nhất là làm hạ nhiệt độ cơ thể càng nhanh càng tốt.

Triệu chứng của đột quỵ do sốc nhiệt có thể bao gồm: nhiệt độ cơ thể tăng đột ngột; đỏ, da khô nóng (cơ thể không còn đổ mồ hôi nữa – tuy nhiên vẫn có thể đổ mồ hôi nếu họ tập thể dục liên tục), khô, sưng lưỡi; thở dốc, khát nước, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa; chóng mặt, phối hợp kém hoặc nói lơ; có những hành vi quá khích và kỳ quặc; mất ý thức, động kinh hoặc hôn mê.

Một số lời khuyên để bảo vệ sức khỏe khi nắng nóng

Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo:

– Những ngày trời nóng, nên uống nhiều nước hơn bình thường. Nắng nóng làm con người đổ mồ hôi nhiều hơn, nên uống nước trước khi cảm thất khát để tránh mất nước.

– Không được uống aspirin và acetaminophen khi bị say nắng nóng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

– Nếu phải làm việc ngoài trời hoặc tập thể dục nên uống từ 2-4 ly nước mỗi giờ, không nên bổ sung nước bằng nước ngọt hay đồ uống có cồn.

– Người trên 65 tuổi và trẻ sơ sinh, không nên ra ngoài trong thời tiết nắng nóng. Nếu người già có những triệu chứng như chuột rút, đau đầu, buồn nôn cần gọi sự giúp đỡ ngay.

– Với trẻ nhỏ thường mải chơi, nguy cơ mắc các bệnh do nhiệt cao hơn ở người lớn do trẻ thường không tự uống bổ sung nước, dấu hiệu cảnh báo một đứa trẻ mắc bệnh do nhiệt tương đối muộn hơn người lớn.

– Không nên để trẻ trong xe ô tô một mình, dù chỉ trong thời gian ngắn.

– Xử trí nghi ngờ bị các bệnh do nắng nóng, cần đưa người bệnh vào chỗ mát, nằm xuống, uống nước, làm mát da bằng cách áp những miếng vải ướt lên vùng da.

Trên đây là những tình trạng bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong thời tiết này; bạn cần chú ý. Đồng thời, đừng quên tham khảo cách “sống sót” qua mùa nóng này ở bài sau bạn nhé.

Nguồn: Hellobacsi.com