Những điều cần biết và cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Những điều cần biết và cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

19/02/2021 0 Đào Dũng 322
5 phút, 29 giây để đọc.

Các triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng bao gồm ngứa mũi, hắt hơi, sổ mũi, quấy khóc đêm. Cha mẹ cần biết về các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em để có cách ứng phó hợp lý trong những trường hợp này.

Nguyên nhân gây bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Viêm mũi dị ứng được chia thành hai loại: theo mùa và quanh năm, bệnh được xác định bởi nguyên nhân của nó. Bệnh thường gặp nhất vào mùa đông xuân; khi phấn hoa phát tán nhiều trong không khí; bên cạnh đó không khí quá nhiều độ ẩm tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm mũi dị ứng là do cơ thể phản ứng với các chất lạ như khói bụi; phấn hoa, lông chó mèo; bào tử nấm mốc và khi thời tiết thay đổi… các tác nhân này thường là kháng nguyên không hoàn toàn tương ứng sẽ xảy ra hiện tượng phản ứng khi gặp kháng thể trong cơ thể.

Thời tiết lạnh giá, môi trường ô nhiễm; sức đề kháng kém là những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng. 2. Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Triệu chứng thường thấy ở bệnh là ngứa mũi, chảy mũi nước; hắt hơi liên tục rất khó chịu. Nếu đã thành mãn tính thì có thể nghẹt mũi gần như thường xuyên, ù tai; nhức đầu.

Dùng thuốc điều trị Mặc dù không điều trị tận gốc nhưng một số loại thuốc tây có khả năng kiểm soát triệu chứng và giúp bệnh ổn định trong thời gian dài. Các loại thuốc được dùng trong điều trị gồm có: Thuốc kháng histamin Thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc có dạng xịt (điều trị tại chỗ) hoặc dạng uống, cả hai loại đều hoạt động trên cơ chế ngăn chặn sự sản sinh chất trung gian gây viêm. Thuốc có hai loại: Thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorphenamine, có khả năng giảm nhanh triệu chứng ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi… Tuy nhiên, một số loại có tác dụng an thần nên có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây buồn ngủ. Thuốc kháng histamin thế hệ 2 như loratadine, desloratadine, cetirizine, levocitirizine, azelastine. Thuốc có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng nhưng ít gây buồn ngủ hơn so với thế hệ 1. Thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi Phản ứng giữa cơ thể với chất gây dị ứng xâm nhập vào đường thở có thể khiến cho mô mũi bị sưng lên, tạo điều kiện cho chất nhầy tích tụ trong khoang mũi, gây ngạt mũi, sổ mũi, ảnh hưởng đến hoạt động thở bình thường. Một số trường hợp, mạch máu và mắt cũng có biểu hiện sưng, đau nhức. Thuốc thông mũi sẽ được chỉ định để làm thông thoáng đường thở, giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Thuốc thông mũi được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ, thuốc xịt mũi, thuốc viên, thường được kê đơn đồng thời với một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh (nhiễm khuẩn, bội nhiễm), thuốc kháng histamin. Một số loại thuốc thông mũi được dùng phổ biến gồm: Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin), Cetirizine (Zyrtec-D), Pseudoephedrine (Sudafed), Phenylephrine (Sudafed PE). Thuốc thông mũi có thể gây một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, mất ngủ, giảm lưu lượng nước tiểu. Dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây tịnh trạng lờn thuốc, các triệu chứng của bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc và dùng đúng thời gian chỉ định.

Bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em có rất nhiều nguyên nhân.

Cách phòng tránh bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

– Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.

– Sử dụng nước muối sinh lý hằng ngày để phòng tránh và chữa trị viêm mũi dị ứng ở trẻ em

– Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà; hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.

– Vệ sinh định kỳ chăn, ga; gối, đệm, thảm, rèm; vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.

– Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm tắm cho bé.

– Những lúc giao mùa; thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ; mũi và đôi chân.

– Cho trẻ uống nhiều nước để giúp hệ hô hấp làm việc tốt hơn.

– Tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin cho trẻ, nếu cần có thể cho uống bổ sung Vitamin C để giúp bé tăng cường sức đề kháng.

Chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ

– Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng do thay đổi thời tiết, nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để có biện pháp điều trị hợp lý; không nên tự ý cho trẻ uống thuốc.

– Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi; giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

– Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.

Những điều cần biết và cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ nhỏ

Nên bôi kem giữ ẩm để tránh trầy xước khi trẻ lau chùi vùng mũi

– Tìm hiểu nguyên nhân để hạn chế những tác động đó, không cho trẻ tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng

– Xông hơi: lấy một cốc nước nóng; cho gần mũi bé để hơi nóng bốc lên nghi ngút. Cách làm sạch bằng hơi nước này rất tốt cho đường hô hấp của con trong mùa đông. Một điều lưu ý rằng mình cần đảm bảo phòng lúc đó sạch sẽ, thoáng khí.

– Chăm chỉ nhỏ nước muối sinh lý đều đặn.

Dùng thuốc điều trị

Mặc dù không điều trị tận gốc nhưng một số loại thuốc tây có khả năng kiểm soát triệu chứng và giúp bệnh ổn định trong thời gian dài. Các loại thuốc được dùng trong điều trị gồm có:

Thuốc kháng histamin

Thuốc kháng Histamin: Đây là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị viêm mũi dị ứng. Thuốc có dạng xịt (điều trị tại chỗ) hoặc dạng uống, cả hai loại đều hoạt động trên cơ chế ngăn chặn sự sản sinh chất trung gian gây viêm. Thuốc có hai loại:

-Thuốc kháng histamin thế hệ 1 như chlorphenamine, có khả năng giảm nhanh triệu chứng ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, nước mũi… Tuy nhiên, một số loại có tác dụng an thần nên có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung và gây buồn ngủ.

-Thuốc kháng histamin thế hệ 2 như loratadine, desloratadine, cetirizine, levocitirizine, azelastine. Thuốc có khả năng làm giảm nhanh các triệu chứng nhưng ít gây buồn ngủ hơn so với thế hệ 1.

Thuốc thông mũi, thuốc xịt mũi

Phản ứng giữa cơ thể với chất gây dị ứng xâm nhập vào đường thở có thể khiến cho mô mũi bị sưng lên, tạo điều kiện cho chất nhầy tích tụ trong khoang mũi, gây ngạt mũi, sổ mũi, ảnh hưởng đến hoạt động thở bình thường. Một số trường hợp,  mạch máu và mắt cũng có biểu hiện sưng, đau nhức. Thuốc thông mũi sẽ được chỉ định để làm thông thoáng đường thở, giúp người bệnh nhanh chóng cảm thấy thoải mái, dễ chịu.

Thuốc thông mũi được bào chế dưới dạng thuốc nhỏ, thuốc xịt mũi, thuốc viên, thường được kê đơn đồng thời với một số loại thuốc khác như thuốc kháng sinh (nhiễm khuẩn, bội nhiễm), thuốc kháng histamin.

Một số loại thuốc thông mũi được dùng phổ biến gồm: Oxymetazoline (thuốc xịt mũi Afrin); Cetirizine (Zyrtec-D), Pseudoephedrine (Sudafed), Phenylephrine (Sudafed PE).

Thuốc thông mũi có thể gây một số tác dụng phụ như tăng huyết áp; mất ngủ, giảm lưu lượng nước tiểu. Dùng thuốc trong thời gian dài có thể gây tịnh trạng lờn thuốc, các triệu chứng của bệnh chuyển biến nghiêm trọng hơn. Do đó, cần thận trọng khi dùng thuốc và dùng đúng thời gian chỉ định.

Nguồn: Hanhphuccuame.com