Hệ tiêu hóa tốt cho sự phát triển IQ của trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa tốt cho sự phát triển IQ của trẻ nhỏ

19/02/2021 0 Đào Dũng 306
5 phút, 7 giây để đọc.

Với hệ tiêu hóa tốt, chu vi vòng đầu của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng và tạo cảm giác thoải mái cho não bộ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng tốt cũng ảnh hưởng đến chỉ số IQ của trẻ.

Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết rằng những kiến  thức khoa học cơ bản về sự phát triển trí tuệ ở trẻ phụ thuộc phần lớn vào gen; cũng như cách học tập và rèn luyện trong môi trường học tập. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng không kém để phát triển trí não là hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

Mối liên hệ giữa hệ tiêu hóa và sự phát triển trí não của trẻ là liên kết với serotonin của hệ thần kinh. Trong não, serotonin ngoài tác dụng xoa dịu thần kinh; giúp ngủ dễ dàng hơn và kích thích cảm giác thèm ăn; còn làm tăng tốc độ dẫn truyền thần kinh lên hơn 2 triệu chu kỳ/giây. Chính việc củng cố hệ thần kinh là nền tảng để trẻ hoàn thiện trí não; tăng khả năng tiếp nhận và xử lý thông tin; từ đó học nhanh và ghi nhớ tốt hơn.

Điều quan trọng là cha mẹ cần biết rằng khi trẻ khỏe mạnh; ruột cũng có thể sản xuất serotonin. Tiêu hóa tốt cung cấp 95% tổng lượng hormone  cho cơ thể. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ phát triển trí não nhanh chóng.

Hệ tiêu hóa tác động đến trí não

Theo kết quả nghiên cứu của Đại học California (Los Angeles) đã cho thấy các dây thần kinh ở hệ tiêu hóa đóng vai trò rất quan trọng trong việc ảnh hưởng đến các cảm xúc của trẻ. Chính những sự thay đổi của cảm xúc cho thấy hệ tiêu hóa đã tác động đến trí não của con như thế nào.

Bởi vậy, hệ tiêu hóa tốt giúp trẻ phát triển về trí não: Ngôn ngữ tốt hơn; nói nhanh hơn, chọn từ ngữ linh hoạt; ít có vấn đề hành vi cáu gắt… Lý do là vòng đầu của trẻ phát triển nhanh; thoải mái cho kích thước bộ não to dần lên. Ngoài ra, dinh dưỡng tốt còn ảnh hưởng tới chỉ số IQ của trẻ.

Để trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh; từ đó phát triển trí thông minh; bố mẹ cần chọn nguồn thực phẩm an toàn, được bảo quản và chế biến hợp vệ sinh; để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con. Bố mẹ không nên cho trẻ ăn thức ăn đã được nấu đi nấu lại nhiều lần. Những loại thực phẩm cần có đầy đủ dưỡng chất gồm chất béo; chất đạm, chất sắt vừa an toàn, lại giúp hệ tiêu hóa của trẻ khỏe mạnh; góp phần phát triển não bộ cho trẻ.

Sữa tốt cho trí não

Hệ tiêu hóa tốt cho sự phát triển IQ của trẻ nhỏ

Sữa là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; có lợi cho cả hệ tiêu hóa và trí não của trẻ.

Sữa cũng là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng; có lợi cho cả hệ tiêu hóa và trí não của trẻ; bố mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm sữa cho con; tùy theo lứa tuổi và thể trạng. Chị Minh Thảo (Quận 3, TP.HCM) đang có con 2 tuổi tiết lộ bí quyết: “Tôi cho bé Na nhà mình uống sữa công thức Dr.Luxia IQ để bổ sung hàm lượng DHA và nhiều chất dinh dưỡng khác; giúp con dễ dàng tăng khả năng hấp thu; tăng sức đề kháng, ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn”.

Chị Thảo tâm sự trước đây bé Na nhà chị khá còi cọc dù bố mẹ rất chăm cho ăn uống phong phú và đủ chất. Khi cho con đi khám, bác sĩ nói con có hệ tiêu hóa kém; dẫn tới khó hấp thụ; ngoài ra còn khiến con khó chịu; khó giao tiếp và phát triển trí não. Kể từ khi điều chỉnh chế độ ăn uống và cho con uống sữa Dr.Luxia IQ theo cả dạng sữa bột và sữa bột pha sẵn; bé nhà chị Thảo đã tăng cân đều đặn; khả năng nói chuyện cũng được cải thiện, không còn la hét, cáu gắt như xưa.

Bệnh tiêu hóa thường gặp ở trẻ em

Đau bụng colic: Cơn đau thường vào buổi chiều tối khiến trẻ quấy khóc không dỗ được, đau bụng không kèm ói, chướng bụng, tiêu chảy, đặc biệt là trẻ vẫn tăng cân tốt. Đau bụng thường hết khi trẻ lớn.

Hệ tiêu hóa tốt cho sự phát triển IQ của trẻ nhỏ

Hệ tiêu hóa khỏe mạnh giúp trẻ phát triển trí não nhanh chóng.

Trào ngược dạ dày thực quản: là hiện tượng trào những chất chứa trong dạ dày lên thực quản, do thực quản của trẻ ngắn, phần dưới lại nở rộng, cơ tâm vị co thắt yếu. Trẻ thường nôn nhiều lần trong ngày, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cân nặng lẫn chiều cao. Nếu trẻ nôn ít, bú khỏe, tăng cân tốt thì không cần điều trị, hiện tượng này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Táo bón: Táo bón được xác định khi trẻ có số lần đại tiện ít hơn bình thường, phân cứng, và đôi khi có máu. Táo bón rất thường gặp ở những trẻ biếng ăn, khẩu phần ăn ít rau – trái cây, sử dụng loại sữa không phù hợp, ít uống nước…

Táo bón kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng nặng như: sa niêm mạc trực tràng, rách niêm mạc trực tràng, trĩ…

Tiêu chảy: là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, có thể do nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng hoặc rối loạn hệ vi khuẩn trong ruột do dùng kháng sinh điều trị bệnh nhiễm trùng.Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi có các biểu hiện nặng của rối loạn nước – điện giải, như bỏ ăn, bỏ bú, lừ đừ, tiểu ít, khóc không có nước mắt.

Nguồn: Ytvn.vn