Chia sẻ cách phòng chống bệnh bạch hầu từ sớm

Chia sẻ cách phòng chống bệnh bạch hầu từ sớm

01/03/2021 0 Đào Dũng 764
5 phút, 11 giây để đọc.

Làm thế nào để sớm phân biệt bệnh bạch hầu và các bệnh khác và phòng tránh hiệu quả? Triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu chủ yếu là sốt, ho, đau họng và rất dễ nhầm với các bệnh đường hô hấp khác. Vậy có cách nào để phân biệt chúng không?

Bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra; có thể lây truyền qua đường thở khi người bệnh nói; ho hoặc hắt hơi. Nếu người lành tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp với bề mặt tiếp xúc thì đều có thể bị lây bệnh. Các dấu hiệu của bệnh bạch hầu phụ thuộc vào loại bệnh.

Bạch hầu hô hấp qua đường mũi (bạch hầu mũi) là thể nhẹ nhất. Bệnh nhân chỉ sốt nhẹ kéo dài, vùng mũi; miệng chảy nước mũi; dịch trong và có dấu hiệu kích thích dịch nhầy ở nắp. Các triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh và viêm mũi do virus. Để chẩn đoán bệnh; các bác sĩ hỏi về tiền sử tiếp xúc trong quá khứ với bệnh nhân bạch hầu; hoặc kiểm tra lịch sử tiêm chủng và các vùng lưu hành bệnh.

Thể bạch hầu vùng hầu họng; amidan với dấu hiệu sốt nhẹ, đau rát nhiều ở vùng họng; khó thở, một số người có thể thấy khó nuốt. Những triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn trong chẩn đoán với những trường hợp viêm hầu họng do streptococcus liên cầu khuẩn nhóm A hoặc những bệnh lý vùng hầu họng do epstein-barr virus hay nấm candida albicans gây ra. Nhưng bệnh bạch hầu có những dấu hiệu đặc trưng có thể phân biệt với những bệnh lý gây vùng hầu họng khác.

Chia sẻ cách phòng chống bênh bạch hầu từ sớm

Cách ly, dập ổ dịch bạch hầu tại xã Quảng Hòa, huyện Đắk Glong, Đắk Nông

Dấu hiệu giả mạc

Giả mạc dai, dính chắc, nếu cố cạy ra có thể gây chảy máu. Giả mạc tồn tại lâu; thậm chí có thể gây viêm loét; hoại tử; giả mạc từ màu trắng biến thành màu xám và đen. Dấu hiệu thứ hai là sưng nề vùng dưới hàm; hạch cổ sưng to như cổ bò. Dấu hiệu thứ ba là sốt nhẹ, kéo dài nhưng dấu hiệu nhiễm trùng; nhiễm độc rất nặng nề, phờ phạc. Bệnh nhân mệt mỏi; xanh xao, thậm chí có thể hôn mê rất nhanh, dẫn đến tử vong.

Thể bạch hầu vùng thanh quản là thể nặng nhất; tổn thương do nội độc tố đã xâm nhập vào máu; có thể xuống tận vùng thanh quản và tạo giả mạc. Giả mạc có thể xâm lấn nhánh khí phế quản; gây khó thở; có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong rất nhanh. Diễn tiến của thể bạch hầu vùng thanh quản trong vòng 6-10 ngày. Trẻ em nếu có những dấu hiệu của thể bạch hầu này thì bệnh sẽ diễn tiến nhanh nhất.

Chuẩn đoán thể bạch hầu chính xác nhất là xét nghiệm cận lâm sàng để phân biệt. Xét nghiệm cận lâm sàng có thể định danh bằng cách kiểm tra nhanh dưới kính hiển vi điện tử để biết trực khuẩn gram dương hình dùi trống hoặc nuôi cấy vi khuẩn để xác định hoặc xét nghiệm vi khuẩn bạch hầu gây độc tố.

Tuy nhiên, do diễn biến của bệnh nhanh; nặng nề và có thể gây biến chứng; những nhà điều trị lâm sàng tiến hành điều trị bệnh càng sớm càng tốt; thậm chí chưa có kết quả cận lâm sàng. Xét về mặt dịch tễ, về mặt nhận diện dấu hiệu cận lâm sàng; bác sĩ có thể điều trị cho bệnh nhân từ sớm.

Chia sẻ cách phòng chống bênh bạch hầu từ sớm

Cán bộ y tế huyện Đăk G’long, Đăk Nông làm thủ tục tiêm chủng vaccine bạch hầu cho người dân xã Quảng Hòa vào tháng 6

Tiêm vaccine

Hiện nay, tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh bạch hầu hữu hiệu; an toàn và ít chi phí nhất. Vaccine phòng bệnh bạch hầu có thể tiêm ở nhiều độ tuổi khác nhau; khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi, trẻ 16-18 tháng tuổi, trẻ 4-6 tuổi, người lớn. Ngoài ra còn có các loại vaccine phòng bạch hầu cho nhóm người lớn có nguy cơ cao, chỉ được sử dụng trong chiến dịch khi có dịch bệnh chứ không tiêm phổ cập.

Một số loại vaccine phối hợp như vaccine 6 trong 1 phòng bạch hầu; ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib, viêm gan B hoặc vaccine 5 trong 1 phòng bạch hầu; ho gà, uốn ván, Hib, bại liệt dành cho trẻ 2-24 tháng tuổi. Vaccine 4 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà; uốn ván, bại liệt có thể tiêm cho trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên. Vaccine 3 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà; uốn ván dành cho trẻ 4 tuổi trở lên và người lớn.

Bên cạnh tiêm vaccine để phòng bệnh từ sớm; người lớn, trẻ em nên giữ vệ sinh cơ thể, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, không đưa tay lên mắt, mũi, miệng; vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, thông thoáng…

Để hạn chế lây nhiễm bệnh bạch hầu cần làm gì?

Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ và đúng lịch

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.

Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế./.

Nguồn: Ytvn.vn