Cách phòng, làm giảm triệu chứng cảm cúm với 5 loại trà thảo mộc

Cách phòng, làm giảm triệu chứng cảm cúm với 5 loại trà thảo mộc

19/02/2021 0 Đào Dũng 290
3 phút, 46 giây để đọc.

Khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, các bác sĩ khuyên bạn nên uống càng nhiều nước càng tốt. Nước và trà thảo mộc là lý tưởng nhất trong thời điểm này. Dưới đây là 5 loại trà khác nhau có thể giúp bạn đối phó với tình trạng này.

Bạc hà

Một vài ngụm trà bạc hà sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. Dầu bạc hà có tác dụng giảm đau nhẹ ở cổ họng bằng cách ức chế cơn ho (đây là lý do tại sao bạc hà được tìm thấy trong nhiều loại thuốc giảm ho). Ngoài ra, các nhà khoa học của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ báo cáo rằng bạc hà được tìm thấy có hoạt tính kháng khuẩn và kháng virus đáng kể khi thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Cách phòng, làm giảm triệu chứng cảm cúm với 5 loại trà thảo mộc

Một vài ngụm trà bạc hà sẽ khiến bạn cảm thấy tốt hơn

Hoa cúc

Trà hoa cúc  là nước được làm từ hoa cúc trắng (Chisy morifolium) hoặc hoa cúc vàng (Chisy indicum). Loại trà này được sử dụng phổ biến nhất ở Đông Á. Mọi người có thể thêm một chút đường vào thức uống bằng cách ngâm hoa cúc đã phơi hoặc sấy khô trong nước nóng khoảng 90-95 ° C (sau khi đun sôi). Hoa cúc khô đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để giúp bạn dễ ngủ. Các flavonoid được tìm thấy trong hoa cúc có tác dụng làm dịu.

Cũng có bằng chứng cho thấy trà hoa cúc có đặc tính chống viêm. Y học cổ truyền thường dùng trà hoa cúc giúp làm ấm; chữa cảm lạnh hoặc phong hàn; sốt cao, nhức đầu… Trà này có tính mát nên có thể hạ sốt hiệu quả. Sau 2 giờ uống trà này; bệnh cảm và các triệu chứng kèm theo sẽ được cải thiện nhanh chóng.

Cúc dại tím

Cúc dại tím (Echinacea) thường được dùng để điều trị nhiễm trùng; đặc biệt là cảm lạnh, cảm cúm và một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng Echinacea như một chất bổ sung có thể làm giảm khả năng bị cảm lạnh tới 58% và giảm thời gian bị cảm lạnh hơn một ngày.

Gừng

Trà gừng giúp làm dịu cổ họng – thành phần hoạt tính sinh học trong đó hoạt động như chất chống viêm và có thể ức chế vi sinh vật. Nếu bạn bị cảm lạnh và buồn nôn thì trà gừng là một thức uống lý tưởng sẽ giúp bạn gimr cả hai tình trạng này.

Quả cơm cháy

Giống như các loại quả mọng nhỏ khác; cơm cháy chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe. Cơm cháy có hàm lượng polyphenol cao hơn quả nam việt quất và quả việt quất. Các nghiên cứu cho thấy xirô cơm cháy và chiết xuất của nó có thể làm giảm thời gian và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Nguyên nhân gây bệnh cúm

Cúm (hay còn gọi là cúm mùa) là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp gây ra bởi virus cúm (Influenza virus). Tại Việt Nam, bệnh cúm thường gây ra bởi virus cúm chủng A, B, C, trong đó chủng hay gặp nhất ở người là chủng A và B.

Cách phòng, làm giảm triệu chứng cảm cúm với 5 loại trà thảo mộc

Trà thảo mộc giúp phòng, chữa cảm cúm

Cúm thường khởi phát đột ngột, bắt đầu với những triệu chứng bao gồm sốt, ho, đau nhức bắp thịt, đau đầu, chảy nước mũi, đau họng và mệt mỏi toàn thân… Một vài người có thể ói mửa và tiêu chảy, nhưng triệu chứng này thường xuyên xảy ra với trẻ em hơn là với người lớn.

Triệu chứng của cúm

Cúm thường có biểu hiện ngay sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Những triệu chứng ban đầu có thể gặp là sốt, ớn lạnh, nhức đầu, đau mỏi cơ bắp, chóng mặt, mệt mỏi… Trẻ em khi mắc cúm có thể có thêm triệu chứng đau tai, đau họng, tiêu chảy, nôn mửa

Cúm là bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người xem nhẹ cúm, không có những biện pháp bảo vệ, phòng ngừa, từ đó phải gánh chịu những hậu quả đau lòng.

Nguồn: Ytvn.vn